Bảo trì thang máy và những điều cần chú ý
Bảo trì thang máy hiểu một cách đơn giản là quá trình kiểm tra nhằm phát hiện sớm những hỏng hóc, bất thường để tiến hành khắc phục và xử lý sớm nhất có thể đồng thời tránh nhưng rủi ro đáng tiếc như mắc kẹt trong thang máy cho người dùng.
Thời gian thông thường để bảo trì thang máy
Để thang máy vận hành ổn định, không gián đoạn và không có rủi ro nào xảy ra các chuyên gia khuyến nghị khách hàng nên thực hiện việc bảo trì với các khoảng thời gian lý tưởng như sau:
- Với thang máy mới lắp đặt: để bảo đảm vận hành tốt nhất và kiểm tra các sự cố có thể phát sinh sau lắp đặt, thời gian bảo trì nên 01 tháng 01 lần;
- Sau năm đầu tiên: thang máy dùng cho gia đình: 2 đến 4 lần mỗi năm; thang máy ngoài trời: 3 đến 5 lần mỗi;
Tuy nhiên thời gian bảo trì này còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng thang máy nhiều hay ít. Thang máy được sử dụng nhiều và với tải trọng (số người) lớn thì cần bảo trì thường xuyên hơn và tất nhiên chi phí bảo trì theo đó cũng cao hơn.
Các hình thức bảo trì
Tuỳ theo nhu cầu và tần suất sử dụng thang máy, khách hàng có thể lựa chọn các gói bảo trì mà các đơn vị bảo dưỡng có cung cấp. Thông thường có 2 hình thức bảo trì sau:
- Bảo trì tiêu chuẩn: là bảo trì không bao gồm bảo trì thiết bị. Theo đó, đơn vị bảo dưỡng sẽ tiến hành thực hiện các công việc theo danh mục đã nêu trong kế hoạch bảo trì mà nhà sản xuất thang máy đã đưa ra. Các hỏng hóc sẽ được bên bảo dưỡng báo cáo và đề xuất thay thế cho khách hàng.
- Bảo trì trọn gói: bao gồm cả bảo trì thiết bị. Đơn vị bảo dưỡng thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra. Các hỏng hóc và linh kiện thay thế sẽ được đơn vị bảo dưỡng chủ động thay thế.